Cấu tạo & Cơ chế hoạt động của quạt không cánh
Quạt không cánh được ra mắt lần đầu tiên từ năm 2009. Thời điểm đó mẫu quạt này gây được nhiều sự chú ý với thiết kế đột phá, độc đáo. Nhiều gia đình tin dùng ngay khi nó vừa ra mắt bởi thiết kế không có cách rất an toàn cho trẻ nhỏ. Vậy quạt không có cánh thì hoạt động như nào? Cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của quạt không cánh cùng Migiasi tại bài viết này nhé!
Quạt không cánh là gì? Cấu tạo của Quạt không cánh
Năm 2009, quạt không cánh được cho ra mắt bởi James Dyson - người sáng chế cũng là người sáng lập ra công ty gia dụng nổi tiếng Dyson. Bề ngoài nhìn vào, mẫu quạt này hoàn toàn không có cánh như những loại quạt thông thường khác. Sau một thời gian ra mắt, quạt không cánh được thương mại mạnh đến mức người ta còn quen gọi nó bằng tên nhà phát minh - quạt Dyson.
Cấu tạo quạt không cánh khá đơn giản chỉ với 2 bộ phận:
- Đế quạt: Đây là phần chứa động cơ của quạt, gồm cánh quạt. Các bạn khá bất ngờ phải không, quạt không cánh nhưng thực chất lại có cánh. Các cánh quạt của nó khá nhỏ và đã được thiết kế giấu bên trong.
- Vành quạt: Đây là phần phía trên quạt, có hình bầu dục và là phần thổi gió ra ngoài. Gió từ được hút từ bên dưới, thông qua các thiết bị lọc và sau đó sẽ thiết bị quạt sẽ đi theo hướng của vành khuyên ra ngoài. Từ đó làm mát cho không gian sử dụng quạt.
Cơ chế hoạt động của quạt không cánh
Quạt không cánh hoạt động theo cơ chế động học. Luồng khí được hút vào sẽ đi từ nơi áp suất cao đến nơi có áp suất thấp để tạo ra gió. Dưới đây là phân tích cụ thể từng bước cơ chế hoạt động của quạt không cánh:
1. Hút không khí: Khi thiết bị được cấp điện, động cơ (tùy từng thiết bị, khoảng 40W) được đặt bên trong sẽ tạo ra một luồng không khí mạng, tương tự như 1 quạt thông thường. Từ đó, không khí sẽ được hút vào quạt thông qua 1 khe hẹp phía dưới.
2. Đẩy không khí: Khi không khí được hút vào quạt, nó sẽ đi qua một hệ thống các bộ phận bên trong. Đồng thời một máy phát ở trên cùng của quạt được thiết kế để tạo ra một luồng gió mạnh. Điều này làm đẩy không khí xuất phát từ động cơ và đẩy qua một khe hẹp rất nhỏ (chỉ khoảng 1.3mm) ở trên cùng của quạt.
3. Hiệu ứng Coanda: Một khi không khí đã được đẩy qua khe hẹp, nó tạo ra một hiệu ứng gọi là hiệu ứng Coanda. Hiệu ứng này làm cho không khí chịu tác động từ máy phát bị hướng dòng theo một hình dạng cụ thể. Quá trình làm khối không khí ở phía sau vành khuyên bị hút mạnh với lưu lượng gấp 15 lần so với lưu lượng mà động cơ hút khí vào bên trong.
4. Tạo ra luồng gió: Luồng gió tạo ra từ quạt không cánh rất mạnh, có thể bao phủ một phạm vi rộng hơn và cung cấp luồng không khí liên tục và mượt mà. Bên ngoài quạt, luồng gió lan rộng và đều, mang lại cảm giác làm mát cho không gian xung quanh.
Có nên mua quạt không cánh?
Ngoài chức năng tạo gió, quạt không cánh hiện nay được tích hợp thêm rất nhiều tiện ích thông minh. Đối với các dòng quạt không cánh XiaoMi, các tính năng nổi bật được tích hợp thêm là: lọc bụi bẩn, khử trùng không khí, chế độ cảm biến nhiệt, kết nối điện thoại thông minh,... Các dòng quạt này được đánh giá tốt để sử dụng cho cả gia đình. Tuy nhiên, giá thành của các mẫu quạt không cánh hiện nay khá đắt so với các mẫu quạt có cánh truyền thống. Vì thế, có nên mua quạt không cánh hay không thì bạn hãy cân nhắc và lựa chọn loại quạt phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như mức chi phí mà mình có thể bỏ ra.
Địa chỉ mua quạt không cánh uy tín
Nếu bạn cảm thấy khá ưng ý và muốn mua một chiếc quạt không cánh cho gia đình sử dụng, một địa điểm uy tín cho bạn ghé tới chính là Migiasi. Migiasi là cửa hàng chuyên phân phối sản phẩm gia dụng thông minh thương hiệu XiaoMi. Migiasi cam kết hàng chất lượng, đảm bảo nhập khẩu từ Trung Quốc và sẽ đem lại cho bạn trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời, chu đáo.
Lời kết
Thông qua những thông tin bạn đã đọc vừa rồi, chắc chắn bạn đã hiểu rõ về Cơ chế hoạt động của quạt không cánh rồi phải không? Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Migiasi để được đội ngũ tư vấn viên tư vấn cụ thể và rõ ràng bạn nhé.
Hotline: 058 229 8298
Không có bình luận nào cho bài viết.